Giày bảo hộ thấp cổ HANS HS-207H-1
Giờ đây hãy quên đi những đôi giày bảo hộ cứng và nặng. Giày bảo hộ HANS với thiết kế tỉ mỉ, cẩn thận không chỉ mang đến sự an toàn, nhẹ nhàng, dễ chịu mà còn đồng hành với bạn cả trong cuộc sống hàng ngày, luôn đảm bảo an toàn và chăm sóc sức khỏe cho đôi chân của bạn.
Tính năng sản phẩm
- Đế giày 2 lớp (PU / cao su) kết hợp các chức năng giảm xóc + chống trượt + chống hao mòn.
- Lót giày bằng EVA có các sợi chỉ bạc có chức năng kháng khuẩn, giảm mùi hôi..
- Phần dây giày kết hợp với khóa dán Velcro giúp thao tác xỏ giày / tháo giày tiện lợi và nhanh chóng.
- Chống dầu: Đế giày PU chống xăng, dầu, axit yếu.
- Chống dập ngón: Mũi giày thép chịu va đập.
- Chống đâm xuyên : Lót chống đinh Kevlar - một vật liệu do hãng Dupont phát minh. Kevlar là một loại sợi có nhiều ưu điểm như chống cắt, chống đâm xuyên, chịu nhiệt...
- Thoáng khí: Thân giày cấu tạo từ da và kết hợp với chất liệu mesh giúp tạo độ thoáng khí.
- Các chức năng của giày phù hợp với các công việc nhẹ (không yêu cầu chống thấm nước, không yêu cầu đế giày chịu nhiệt độ cao...)
Thông số kỷ thuật
Model: HS-207H-1
Mũi giày: thép
Lót chống đinh: Kevlar®
Đế giày: Pyrone / cao su
Lót mặt trong: mesh
Thân giày: da + mesh
Lót giày: EVA
Size: 225 - 320 mm
Tiêu chuẩn: KCs (Hàn Quốc)
Xuất xứ: Việt Nam
Thương hiệu: HANS (Hàn Quốc)
- Đặc trưng : Lực cố định của giày vượt trội do sử dụng miếng dính vải polyester có tính dính cao, mang vào cởi ra dễ dàng, nhẹ và thoáng khí tuyệt đối, đế giảm xóc có độ co giãn cao, sản phẩm được đăng ký thiết kế đặc biệt
Ứng dụng:
Giày bảo hộ thấp cổ Hans HS-207H-1 được sử dụng cho hầu hết các công việc, ngành nghề liên quan đến công nghiệp nặng như trong các nhà máy, công xưởng, công nhân xây dựng công trình, một số môi trường có nhiều dầu mỡ, dễ trơn trượt…Sản phẩm với thiết kế phù hợp tốt với các kĩ thuật viên, kĩ sư trẻ, các lãnh đạo trẻ…
Hướng dẫn chọn và thử giày
- Hãy quan sát kỹ để nhận thấy giày không bị rách, trầy xước, keo lem nhem. Quan sát đôi giày bằng cách đặt chiếc giày lên một mặt phẳng, xem chiếc giày có cân đối không. Giày không bị nghiêng vẹo, các tâm của đầu mũi giày và đầu gót giày đều phải thẳng.
- Trước khi thử, bạn nhớ kiểm tra gót giày xem có bị cộm, gồ ghề do các vật liệu nhỏ còn sót lại không, đưa tay vào lòng giầy để chắc chắn miếng lót không bị quấn hoặc keo dán chảy ra lòng giày.
- Đưa chân vào giày mở không buộc dây. Đứng thẳng và nhấn mạnh chân vào phía mũi giày, khi đó, bạn phải cảm thấy chân của bạn phải trượt vào trong một cách dễ dàng và có thể đút được ngón tay trỏ vào giữa gót giày và gót chân bạn.
- Ngồi xuống và buộc hai dây lại. Khi bạn buộc giày, bàn chân bạn sẽ trượt trở lại đằng sau, lấp vào khoảng không mà ngón tay trỏ đã tạo ra.
- Đứng dậy và đi vòng quanh. Ngón chân bạn không được chạm vào mặt trong của mũi giày và cọ vào mặt trên bên trong của mũi giày. Nếu bị vậy, cần mua đôi giày rộng hơn một chút ở phần trước của giày.
- Bạn nên thử giày bảo hộ vào buổi chiều để bảo đảm giày không bị chật.
- Nên thử cả hai chân. Khi thử giày, nên đi kèm loại tất mà bạn thường mang với giày.
Một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản sản phẩm
- Khi sử dụng giày bảo hộ, tránh để giày lâu trong môi trường ngập nước, các hợp chất ăn mòn cao, các chất hưu cơ dạng vòng như benzene, phenol…
- Sau mỗi ngày, bạn nên vệ sinh sạch sẽ giày bảo hộ. Đặt giày nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu trong trường hợp giày bảo hộ bị ướt thì dùng giấy hút ẩm hoặc giấy báo nhét vào bên trong giày, để khô tự nhiên. Khi buộc phải giặt thì chỉ nên dùng bàn chải mềm hoặc vải để chà xát nhẹ.
- Đối với những đôi giày bảo hộ đã sử dụng lâu ngày, đã xảy ra những va chạm như đinh sắt xuyên thủng, đế mài mòn, da bong tróc nhiều thì nên thay mới để đôi chân của bạn luôn được bảo vệ an toàn.
Chúng tôi trên mạng xã hội