Cách gắn dây buộc của thiết bị chống rơi ngã vào dụng cụ neo, v.v. và cách chọn dây buộc

Thứ bảy - 17/04/2021 12:01
Cách gắn dây buộc của thiết bị chống rơi ngã vào dụng cụ neo, v.v. và cách chọn dây buộc
Cách gắn dây buộc của thiết bị chống rơi ngã vào dụng cụ neo, v.v. và cách chọn dây buộc
Cách gắn dây buộc của thiết bị chống rơi ngã vào dụng cụ neo, v.v. và cách chọn dây buộc
Chọn dây buộc
Chọn bộ giảm xóc
- Nếu bạn có thể tác nghiệp bằng cách gắn móc ở vị trí ngang thắt lưng hoặc cao hơn, hãy chọn bộ giảm xóc Loại 1.
- Nếu cần phải thực hiện công việc bằng cách gắn móc ở dưới chân trong công tác lắp dựng khung thép, v.v., hãy chọn loại đai toàn thân và chọn bộ giảm xóc Loại 2.
- Khi phải làm hỗn hợp cả hai loại công tác, hãy chọn loại đai toàn thân và chọn bộ giảm xóc Loại 2.
(Tiêu chuẩn đối với bộ giảm xóc Loại 2 là 6 kN. Tiêu chuẩn này không phù hợp với dây đai thắt lưng, nên người ta chỉ định “chọn loại đai toàn thân…”)
- Trong khi tác nghiệp cần duy trì tư thế làm việc, thường không có công tác nào cần gắn móc dưới chân, nên chúng ta hãy chọn bộ giảm xóc Loại 1.
- Tuy nhiên, nếu tính chất công việc đòi hỏi gắn móc dưới chân, chúng ta nên chọn bộ giảm xóc Loại 2.
Lựa chọn thiết bị dựa trên trọng lượng cơ thể
Thiết bị chống rơi ngã có chỉ định trọng lượng khả dụng tối đa (85 kg hoặc 100 kg, không bao gồm các sản phẩm đặt riêng). Do đó, hãy chọn thiết bị sao cho tổng trọng lượng của người sử dụng thiết bị và dụng cụ/phụ kiện không vượt quá trọng lượng khả dụng tối đa.
Chọn dụng cụ dựa trên độ cao nơi làm việc và tính chất công việc.
- Kiểm tra khoảng cách rơi có nằm trong các điều kiện tiêu chuẩn chỉ định cho dây buộc và chọn dây buộc phù hợp, chủ yếu dựa vào độ cao nơi làm việc.
- Dây buộc dạng cuộn với chức năng khóa có khoảng cách rơi ngắn hơn so với dây buộc thông thường, vì vậy người ta khuyến khích sử dụng loại dây này chủ yếu khi độ cao nơi làm việc tương đối thấp.
- Để tránh rơi khi gắn móc lại trong quá trình di chuyển, chúng ta nên sử dụng cách gắn xen kẽ và liên tục cả hai móc (dây buộc đôi).
- Khi sử dụng phương pháp dây buộc đôi với loại đai toàn thân, hãy sử dụng hai dây buộc để chống rơi ngã.

* Bộ giảm xóc trong trường hợp dây buộc đôi có nguy cơ không hoạt động, tùy vào cách gắn móc, vì vậy chúng ta cần lưu ý.
 
 [Hình minh họa cho thấy nguy cơ bộ giảm xóc không hoạt động đúng cách (ví dụ được lấy từ nhà sản xuất ở nước ngoài))]
- Khi sử dụng phương pháp dây buộc đôi, nên sử dụng hai dây buộc để chống rơi ngã, nhưng người ta cũng có thể chấp nhận nếu một trong hai dây là để duy trì tư thế làm việc. Trong trường hợp này, hãy sử dụng dây với độ dài tối thiểu cần thiết bằng khóa điều chỉnh độ dài.
Dụng cụ neo cho thiết bị chống rơi ngã
- Dụng cụ neo cho thiết bị chống rơi ngã phải không tiềm ẩn nguy cơ dây buộc bị lỏng hoặc bị rơi ra, và đủ mạnh để chịu được lực tác động tại thời điểm bị rơi ngã.
- Đừng gắn móc nếu không xác định được cường độ của dụng cụ neo.
- Nếu không thể tránh khỏi việc gắn móc vào dụng cụ neo có cường độ không xác định do tính cấp thiết công việc, chúng ta cần thực hiện các biện pháp để giảm tải trọng tác động tại thời điểm rơi ngã nằm trong phạm vi cường độ của dụng cụ neo bằng cách gắn móc ở vị trí càng cao càng tốt.
- Nếu có góc nhọn ở vùng lân cận dụng cụ neo cho thiết bị chống rơi ngã, hãy thực hiện các biện pháp như che chắn để dây buộc không chạm trực tiếp vào góc nhọn.

Cách sử dụng thiết bị chống rơi ngã(Khi không sử dụng chung với thiết bị duy trì tư thế làm việc)
- Gắn móc ở vị trí cao so với thắt lưng để giảm thiểu va chạm trong trường hợp rơi ngã.Vì là đối tượng gắn móc vào, hãy chọn đối tượng nào đủ mạnh để chịu được tác động của cú rơi.
- Gắn móc hướng thẳng xuống.
- Khi gắn vào kết cấu nằm dọc hoặc thanh xiên, v.v., hãy đặt sao cho dây buộc không bị dịch chuyển hoặc cọ sát vào kết cấu trong khi bị ngã.
- Hãy cố hết sức gắn thiết bị chống rơi ngã tại vị trí có thể ngăn người công nhân không lắc lư như con lắc và va chạm với các vật thể khác trong trường hợp bị rơi ngã.

- Chúng ta sử dụng dây phụ để gắn lại khi di chuyển. Chúng ta không nên sử dụng nó trong những công tác thông thường.
Cách sử dụng thiết bị chống rơi ngã(Khi sử dụng chung với thiết bị duy trì tư thế làm việc)
- Thông thường, hãy chọn dụng cụ neo ở vị trí phía trên đầu.
- Khi gắn vào cấu kiện nằm thẳng đứng hoặc các bộ phận nằm xéo, v.v., hãy đặt sao cho dây buộc không bị dịch chuyển hoặc cọ sát vào cấu kiện trong khi bị rơi.
- Khi sử dụng để duy trì tư thế làm việc, đầu tiên hãy xác nhận dây không bị xoắn. Sau đó hãy kiểm tra bằng mắt xem móc có được gắn chặt vào khóa không. Điều chỉnh độ dài của dây đến độ dài tối thiểu cần thiết cho công tác bằng khóa điều chỉnh độ dài. Khi tỳ trọng lượng cơ thể của bạn, đừng đột ngột thả tay ra và tỳ cả trọng lượng. Hãy từ từ tỳ trọng lượng của bạn và thả tay ra sau khi xác nhận mọi thứ đều ổn.
- Chúng ta có thể sử dụng dây đai duy trì tư thế làm việc để phòng ngừa té ngã khi gắn lại trong khi di chuyển.
Tuy nhiên, chúng ta phải sử dụng dây buộc khác có thể đáp ứng yêu cầu làm thiết bị chống rơi ngã khi tác nghiệp. Chúng ta phải giữ chiều dài dây ở mức tối thiểu cần thiết trong khi gắn lại dây đai duy trì tư thế làm việc.
Cách sử dụng móc
- Tính năng hoạt động của móc được quy định theo tải trọng kéo tác dụng vào điểm neo của dây và vào chính giữa bộ phận móc vào dây buộc. Chúng ta vẫn sử dụng móc mặc dù nhận ra rằng nó không thể chịu được tải trọng lớn khi xét đến tải trọng uốn và các ngoại lực tác động lên chốt.
- Nên cố tránh hết sức việc quấn xung quanh khi gắn do nguy cơ xảy ra sự cố chẳng hạn như tải trọng uốn ngang lên móc, v.v. hoặc bị gãy do tập trung ứng suất tại các góc nhọn của dụng cụ neo.
- Khi cần phải quấn xung quanh khi gắn, hãy chú ý hiểu được những vấn đề này và tránh chúng.
- Nếu dây đai của dây buộc bị xoắn và vướng vào dụng cụ neo như móc, chốt có thể bị biến dạng, gãy và rơi ra, vì vậy chúng ta nên cẩn thận.
- Nếu có bộ giảm xóc tại điểm neo móc vào dây buộc, bộ giảm xóc có thể không hoạt động nếu gắn móc vào bộ giảm xóc bằng cách quấn xung quanh, vì vậy đừng quấn xung quanh.
[Gắn sai cách]

Gắn vào dây chính nằm thẳng đứng
- Khi gắn móc, v.v. của thiết bị chống rơi ngã vào dây chính nằm thẳng đứng, hãy gắn móc vào dụng cụ neo trên dây chính.
- Thông thường, chỉ một người công nhân có thể sử dụng dây nằm thẳng đứng duy nhất.
- Hãy đặt sao cho vị trí của dụng cụ neo gắn trên dây chính nằm thẳng đứng không đi xuống dưới vị trí của khóa nối dây buộc và dây đai toàn thân, v.v.
- Hãy cố hết sức gắn thiết bị chống rơi ngã tại vị trí có thể ngăn người công nhân không lắc lư như con lắc và va chạm với các vật thể khác trong trường hợp bị rơi ngã.
- Khi sử dụng gần đầu dưới dây chính nằm thẳng đứng làm bằng dây sợi tổng hợp, hãy cẩn thận tránh tiếp xúc với chướng ngại vật bên dưới vì dây chính sẽ căng hơn khi chặn đứng cú rơi.
Gắn vào dây chính nằm ngang
- Khi không có kết cấu nào gần đó để gắn thiết bị chống rơi ngã và quy trình của công việc đòi hỏi phải di chuyển theo phương ngang hoặc khi cần phải thường xuyên di chuyển theo phương ngang do tính chất của công việc, dây chính nằm ngang phải đặt tại vị trí cao hơn khóa nối giữa dây buộc và dây đai toàn thân thì chúng ta phải gắn phần móc của thiết bị chống rơi ngã vào dây chính.
- Khi dây chính được đặt ở vị trí thấp do tính chất của công việc, hãy thực hiện các biện pháp để giảm khoảng cách rơi như sử dụng dây buộc có kích thước ngắn hoặc dây buộc dạng cuộn có chức năng khóa.
- Thông thường chỉ nên có một người công nhân sử dụng suốt chiều dài dây nằm ngang.
- Hãy cố hết sức gắn thiết bị chống rơi ngã tại vị trí có thể ngăn người công nhân không lắc lư như con lắc và va chạm với các vật thể khác trong trường hợp bị rơi ngã.
- Khi dây chính nằm ngang làm bằng sợi tổng hợp, hãy cẩn thận không để nó tiếp xúc với các chướng ngại vật bên dưới hoặc mặt đất khi chặn đứng cú rơi.
Các biện pháp phòng ngừa khác
Nghiêm cấm việc sử dụng dây treo hình chữ U, trừ trường hợp dây đai dành riêng cho công tác cần duy trì tư thế làm việc.
- Chúng ta không được sử dụng dây treo hình chữ U làm dây buộc cho công tác thông thường ở trên cao, cho dù dây buộc là loại dây đai hoặc loại dây cuộn.
- Cường độ và độ bền của dây được thiết lập theo hướng thẳng đứng để giữ cơ thể bạn bằng dây đai hoặc dây đeo nếu bạn ngã, và do đó, rất nguy hiểm khi quấn dây buộc thành hình chữ U như vậy và tỳ trọng lượng của bạn lên nó.

Không cho phép dây buộc hoặc móc của thiết bị chống rơi ngã để thòng xuống. Ngăn chúng móc vào bất cứ thứ gì.
- Khi bạn đang đi qua lối hẹp thì sẽ rất nguy hiểm nếu dây buộc hoặc bộ phận móc của thiết bị chống rơi ngã bị kẹt vào một bộ phận kết cấu hoặc giàn giáo nào khiến bạn vấp ngã.
- Trừ khi bạn thực sự cần gắn móc, còn không thì hãy cất dây đai, dây đeo và móc gọn gàng trong túi đựng hoặc thiết bị cuộn dây như trong hình minh họa.

Thật nguy hiểm khi vừa chạy vừa đeo dây buộc dạng cuộn có chức năng khóa.
- Dây buộc dạng cuộn với chức năng khóa hoạt động tương tự như dây an toàn trong xe hơi.
- Nếu bạn thực hiện các hành động đột ngột như chạy hoặc nhảy xuống thì khóa sẽ kích hoạt, vì vậy hãy cẩn thận.


Tránh tiếp xúc với tia lửa hoặc hóa chất/span><
- Dây thừng, dây đai và dây đeo được làm bằng sợi tổng hợp như ni lông và nếu chúng tiếp xúc với lửa, nhiệt độ cao, dung môi, axit, kiềm hoặc hóa chất khác, chúng sẽ bị xuống cấp và thể hiện sự suy giảm cường độ rõ rệt.
- Hãy cẩn thận không cho phép chúng tiếp xúc trong bất kỳ trường hợp nào.
- Đặc biệt trong quá trình hàn, hãy cẩn thận không cho dính xỉ hàn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Giới thiệu

Quy tắc ứng xử

Tất cả các Cán bộ điều hành và nhân viên của Công ty Tân Thế Kim (sau đây gọi là “cán bộ và nhân viên”) phải hiểu đầy đủ sứ mệnh xã hội của Công ty Tân Thế Kim, hành động công bằng và tuân thủ “Quy tắc ứng xử” này và các quy tắc bổ sung liên quan, cũng như các quy tắc xã hội , và phải có nhận thức...

Tin xem nhiều

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi