Nguồn cung cấp an toàn thiết bị công nghiệp và thiết bị bảo hộ lao độnghttps://smartmall.vn/uploads/banners/logo-tateksafe.png
Thứ bảy - 17/04/2021 11:36
Có 3 bộ phận cấu tạo chính để tạo thành thiết bị chống rơi ngã (rơi xuống) vững chắc. Các bộ phận này được gọi là “ABC chống rơi ngã”.
Có 3 bộ phận cấu tạo chính để tạo thành thiết bị chống rơi ngã (rơi xuống) vững chắc. Các bộ phận này được gọi là “ABC chống rơi ngã”. Sử dụng các bộ phận cấu tạo đúng vị trí để bảo vệ người lao động an toàn tối đa. A: Điểm neo cố định/Đầu nối điểm neo cố định - Điểm neo cố định: Là điểm liên kết để gắn thông thường (Ví dụ: I-beam) - Đầu nối điểm neo cố định: Được sử dụng để nối bộ phận nối với thiết bị treo (Ví dụ: Dây an toàn thân trên) B: Bộ phận nâng đỡ cơ thể - Dụng cụ bảo hộ cơ thể: Dụng cụ cá nhân mà người lao động mang hoặc đeo (Ví dụ: Dây an toàn toàn thân) C: Bộ phận nối - Bộ phận nối: Dây nối giữ vai trò quan trọng và được sử dụng để nối bộ phận nâng đỡ cơ thể với điểm neo cố định/đầu nối điểm neo cố định (Ví dụ: Dây treo chống sốc hoặc dụng cụ chống rơi ngã) Điểm neo cố định/ Đầu nối điểm neo cố định: - Điểm neo cố định: Còn được gọi là ‘điểm neo cố định an toàn’ nối với thiết bị giảm sốc hoặc dây cứu hộ, dây thừng nâng đỡ. Điểm neo cố định còn được định nghĩa là kết cấu cố định như xà, dầm hoặc cột trụ, và nó có thể giữ lực cần thiết để chống rơi ngã (rơi rớt) - Đầu nối điểm neo cố định: Là dụng cụ nối với điểm neo cố định. Đầu nối điểm neo cố định bao gồm các thiết bị an toàn nối điểm cố định với dây cứu hộ, dây thừng nâng đỡ, thiết bị chống sốc hoặc móc treo xà, dây an toàn, móc chữ D, móc neo, giá đỡ 3 chân. - Điểm neo cố định và đầu nối điểm neo cố định: Không phụ thuộc lẫn nhau và phải chịu được 2,2t người lao động liên kết với điểm neo cố định. Phải thiết kế, lắp đặt và sử dụng dưới sự giám sát của người giám sát quản lý theo hướng dẫn an toàn đối với dụng cụ bảo hộ chống rơi ngã cá nhân. Điểm neo cố định và đầu nối điểm neo cố định phải ở vị trí cao hơn so với độ cao người lao động rơi ngã. Bộ phận nâng đỡ cơ thể: Bộ phận nâng đỡ cơ thể (hoặc dây an toàn) dạng bọc quanh người hoặc có thể mặc vào. Dây an toàn có 02 loại chính là dây an toàn dạng thắt lưng và dây an toàn toàn thân.
- Dây an toàn dạng thắt lưng: Dây an toàn dạng thắt lưng là dây đai lưng dùng để mang vào eo lưng nhằm mục đích duy trì tư thế của người lao động và đề phòng rơi ngã. Dây an toàn dạng thắt lưng có móc chữ D ở chính giữa phần eo hoặc phần trên mông. Không sử dụng dây an toàn dạng thắt lưng để chống rơi ngã hoàn toàn. - Dây an toàn toàn thân: Dây an toàn toàn thân là thiết bị nâng đỡ cơ thể để phân tán tải trọng chống rơi ngã sang nhiều bộ phận như vai, đùi, khung xương chậu. Trên dây an toàn toàn thân, có đầu nối chống rơi ngã nối với bộ phận gắn chống rơi ngã ở chính giữa. Dây an toàn toàn thân sử dụng móc hình chữ D để duy trì tư thế thao tác của người lao động, chống rơi ngã, nâng đỡ cơ thể và hỗ trợ để người lao động có thể leo thang an toàn. + Dây an toàn toàn thân là dây an toàn duy nhất phù hợp để chống rơi ngã. + Cần phải lựa chọn dây an toàn toàn thân tùy theo nội dung công việc và môi trường làm việc. + Móc hình chữ D ở mặt bên và mặt trước của dây an toàn toàn thân chỉ được sử dụng để duy trì tư thế. Bộ phận nối: Bộ phận nối giữ vai trò quan trọng trong việc liên kết dây an toàn với điểm neo cố định/đầu nối điểm neo cố định. Bộ phận nối có thể là dây treo, dụng cụ chống rơi ngã, hộp tự rút - tự hãm (safety block), móc treo, carabiner…Bộ phận nối khác nhau tùy vào việc người lao động sử dụng để làm thiết bị chống rơi ngã (dụng cụ bảo hộ cá nhân) hay dùng để duy trì tư thế làm việc và giới hạn bán kính làm việc. - Bộ phận nối dùng làm thiết bị chống rơi ngã (dụng cụ bảo hộ cá nhân): Đối với thiết bị chống rơi ngã (dụng cụ bảo hộ cá nhân), dây treo gắn thiết bị giảm sốc thường được sử dụng để giảm chấn động tác động lên cơ thể khi ngã (rơi xuống). Dụng cụ chống rơi ngã hoặc hộp tự rút - tự hãm (safety block) rút ngắn khoảng cách rơi và giảm sốc khi rơi. - Bộ phận nối dùng để duy trì tư thế làm việc và giới hạn bán kính làm việc: Dây treo đơn giản được làm từ các chất liệu như sợi thừng, lưới, thép… và được dùng làm thiết bị duy trì tư thế làm việc và giới hạn bán kính làm việc. Các thiết bị duy trì tư thế làm việc còn được gọi là ‘dây an toàn đu cột trụ’ dùng để giảm rủi ro rơi ngã trong phạm vi khoảng 60cm.
1. TẦM NHÌN: Tầm nhìn của https://smartmall.vn là trở thành website và công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp và tư vấn các giải pháp, thiết bị thuộc các lĩnh vực An Ninh An Toàn, Khoa Học Kỹ Thuật & Công Nghiệp: Thiết bị an toàn bảo hộ lao động – Thiết bị an toàn phòng chống cháy nổ và...
Chúng tôi trên mạng xã hội